***=End=***
Bài 2: Nhạc lý căn bản, bản nhạc thiếu nhi
I/ Nhạc lý căn bản
Các nốt nhạc có độ cao khác nhau và sự kết hợp giữa các nốt nhạc thì tạo nên bản nhạc. Trong 1 quãng thì có 7 nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si tương ứng với ký hiệu quốc tế : C, D, E, F, G, A, B
Độ dài ngắn của mỗi 1 nốt nhạc thì người ta gọi là TRƯỜNG ĐỘ, và được quy định bởi “ngoại hình” mỗi nốt nhạc trên khuông nhạc: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép… và độ dài của những nốt này được quy định như sau:
Nốt tròn = 2 x Nốt trắng = 4 x Nốt đen = 8 x Nốt móc đơn = 16 x Nốt móc kép:
Dấu lặng: khi gặp dầu lặng thì nghỉ không chơi nhạc, ko hát. Thời gian nghỉ phụ thuộc vào loại dấu lặng
Lặng tròn = 2 x Lặng trắng = 4 x Lặng đen = 8 x Lặng móc đơn:
Dấu chấm: Đứng sau nốt nhạc nào đó, tăng độ dài của nốt nhạc lên ½ độ dài của nốt đó
Các dấu hóa: Dấu thăng (#) tăng độ cao của nốt nhạc lên ½ cung
Dấu giáng (b) giảm độ cao của nốt nhạc xuống ½ cung
Dấu bình: ( ) hủy bỏ tác dụng của dấu thăng hoặc giáng
+ 1 ô nhịp được kết thúc bằng 1 dấu gạch
+ Có những bài nhanh, chậm, giai điệu vui tươi hay là tình tứ thì đều phu thuộc lớn vào nhịp của bản nhạc.
+ Chúng ta có nhịp 2/4 (đọc là hai bốn), 3/4 (đọc là ba bốn), 4/4 (đọc là bốn bốn), 6/8 (đọc là sáu tám), ngoài ra còn có rất nhiều nhịp đặc biệt khác. Tuy nhiên biết những nhịp cơ bản là được rồi.
+ Ý nghĩa của ký hiệu nhịp: mẫu số bên dưới là chỉ độ dài mỗi phách bằng bao nhiêu phần nốt tròn, và tử số bên trên là chỉ số phách trong mỗi ô nhịp
VD: nhịp có độ dài mỗi phách = ¼ nốt tròn , tức là = 1 nốt đen . Và mỗi ô nhịp có 2 phách, độ dài bằng 2 nốt đen
Việc gõ phách, gõ nhịp giúp chúng ta chơi đúng tiết tấu của bản nhạc, khiến cho người nghe cảm nhận được giai điệu
II/ Luyện tập bản nhạc: “Năm ngón tay ngoan”